Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là một trong những SVĐ lớn nhất nhì của Việt Nam. Đây là nơi diễn ra nhiều trận đấu bóng đá quốc tế của đội tuyển Việt Nam và tổ chức nhiều sự kiện đáng chú ý. Vậy sức chứa Sân Mỹ Đình là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây Tin Thể Thao sẽ thống kê chi tiết cho các bạn.
Sơ đồ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Sân vận động Mỹ Đình nằm trên đường Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm), là trung tâm của khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội 10km về phía tây nam.
Trong sân có 4 khán đài:
- Khán đài A (Phía Tây) và Khán đài B (Phía Đông): Gồm 2 tầng – cao 25,8m. Các hàng ghế ở khán đài A được thiết kế theo chiều từ thấp lên cao và được phân chia ra thành các hàng ghế VIP và cả ghế cho các phóng viên báo chí. Mái sân vận động rộng, thiết kế kiên cố, nặng khoảng 2.300 tấn với đường kính 1,1m, và khẩu độ 156m.
- Khán đài C (Phía Bắc) và Khán đài D (Phía Nam): Gồm 1 tầng – cao 8,4m. Với hàng chục nghìn chỗ ngồi nhằm phục vụ nhu cầu xem bóng của khán giả.
Xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. Mái sân vận động nặng 2.300 tấn, khẩu độ 156 mét, đường kính 1,1 mét. Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng đèn được bố trí ở 4 cột, cao 54 mét.
Liverpool đối đầu Atalanta trong trận tứ kết Europa League
HLV Shin Tae-yong cẩn trọng trước sự trở lại của Nguyễn Tiến Linh
Kích thước sân bóng Mỹ Đình: Chiều dài: 105m – chiều rộng: 68m. Kết hợp thi đấu điền kinh với 8 đường chạy vòng 400m và 10 đường chạy thẳng 110m, hai sân nhảy cao, 2 sân ném tạ, ném lao, ném tạ xích, 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xa kép. Tổng diện tích khu vực (bao gồm 1 sân chính và 2 sân tập): 17,5 ha.
Sức chứa Sân Mỹ Đình lớn cỡ nào?
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình có sức chứa lớn thứ hai sau sân Vận động Cần Thơ (45.000 chỗ). Tổng số ghế ngồi cho khán giả là 40.192 chỗ, trong đó có 450 ghế VIP và 160 ghế dành cho phóng viên báo chí, phần còn lại là các ghế thường.
Trong thực tế, số lượng người đến sân xem các trận chung kết của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Năm 2018, sau khi Việt Nam đoạt giải Á Quân Asiad và năm 2019, sau khi Việt Nam vô địch AFF Cup, số lượng sức chứa của sân Mỹ Đình được thống kê lên tới hơn 70.000 người.
Dù sức chứa với ghế ngồi chỉ đứng thứ hai, nhưng lượng người đến sân Mỹ Đình có thể nói là lớn nhất trong tất cả các sân vận động tại Việt Nam.
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình thực sự là một công trình kiến trúc nổi bật của Việt Nam, là biểu tượng cho sự hiện đại và kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc.
Hiện nay, sân vận động được sử dụng trong nhiều hoạt động hơn để có thể thu được nguồn kinh phí và cũng để có thêm chi phí cải tạo, nâng cấp, tuy nhiên con số này cũng rất ít.
Sân vận động Mỹ Đình chính thức hoạt động từ ngày 2 tháng 9 năm 2003 với trận đấu đầu tiên giữa đội U23 Việt Nam và câu lạc bộ bóng đá Thân Hoa Thượng Hải (Shanghai Shenhua) (Trung Quốc).
Đây là sân vận động chính tổ chức SEA Games 22 năm 2003 với lễ khai mạc và bế mạc, các trận thi đấu bóng đá nam và các cuộc tranh tài trong môn điền kinh. Sân vận động Mỹ Đình còn là nơi tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á lần thứ III (Asian Indoor Games III) từ ngày 30 tháng 10 năm 2009 đến ngày 8 tháng 11.
Vào tháng 7 năm 2007, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là một trong những sân vận động trong 4 nước đăng cai tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007 với 5 trận vòng bảng (bảng B), 1 trận tứ kết và 1 trận bán kết.
Sân vận động Mỹ Đình thường xuyên là nơi tổ chức các trận bóng đá quốc tế, đặc biệt là các trận đấu chung kết của đội tuyển Việt Nam, thu hút sự quan tâm đông đảo từ mọi người.